Khoảng 2 giờ sau khi ăn nội tạng cá, 7 người bắt đầu có triệu chứng tê lưỡi, tê miệng, đau bụng, nôn và tiêu chảy.
Thông tin này được ông Tiêu Văn Linh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chia sẻ với Zing tối 28/4.
Trước đó, ngày 18/4, gia đình ông S., trú tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tặng một con cá Chình Bông nặng khoảng 5 kg. Ông S. mang cá sang nhà ông K. (ngụ cùng huyện) để chế biến và mời bạn bè đến ăn uống vào lúc 19h cùng ngày.
Nhóm bạn của ông S. gồm 7 người ăn món thịt cá nướng và lẩu. Món lẩu gồm đầu cá, lòng, gan và trứng cá. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, những người này bắt đầu có triệu chứng tê lưỡi, tê miệng, sau đó đau bụng, nôn, tiêu chảy.
Nội tạng cá Chình Bông biển có thể chứa độc tố cigutera gây ngộ độc cho con người.
Khoảng 4h-6h ngày 19/4, gia đình đưa các bệnh nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Bà Rịa.
Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dù không còn mẫu thức ăn để xét nghiệm (do những người này đã ăn hết ), căn cứ trên kết quả điều tra cá thể gây ngộ độc và diễn biến, triệu chứng lâm sàng cũng như kết quả phân tích dịch tễ học, đơn vị này kết luận đây là vụ ngộ độc thực phẩm tập thể do độc tố tự nhiên có trong nội tạng cá Chình Bông biển.
Cá Chình biển thường ăn tảo benthic dinoflagelltes, rong biển ở tầng đáy và các rạn san hô. Giống tảo này có chứa chất cigutera rất độc. Độc tố này cao nhất trong các cơ quan nội tạng và sinh sản.
Khi con người ăn lòng, gan, trứng cá Chình có độc tố này, sau 2-4 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng tê lưỡi, tê tay, chân, nôn, tiêu chảy dẫn đến ngộ độc.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khuyến cáo người dân thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ. Ngoài ra, người dân cũng không nên ăn hải sản đã chế biến lâu hoặc nấu chưa kỹ; tránh các loại hải sản có thể chứa chất độc và cẩn trọng khi cho t.rẻ e.m dùng hải sản; không ăn hải sản và uống bia cùng lúc.
Uống nhầm methadone, cháu bé 15 t.uổi bị ngộ độc nhập viện cấp cứu
Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai tiếp nhận một bệnh nhân nam 15 t.uổi, bị ngộ độc sau khi uống dung dịch methadone để trong tủ lạnh.
Theo lời kể của người nhà, khoảng 12h trưa 19/4, cháu H.Q.Đ (15 t.uổi, ở Hà Nội) đi học về, mở tủ lạnh thấy chai nước dung dịch màu hồng liền lấy để uống giải khát. Sau vài tiếng, cháu xuất hiện tình trạng khó thở, buồn nôn, nổi mẩn ngứa toàn thân, phù nề mi mắt kèm theo các biểu hiện của ngộ độc.
Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, được đặt ống nội khí quản, hỗ trợ hô hấp. Sau một ngày điều trị tích cực, giải độc, tình trạng của cháu đã ổn định trở lại, qua giai đoạn nguy kịch, tuy nhiên cần tiếp tục được theo dõi chặt chẽ.
Uống nhầm methadone, cháu bé 15 t.uổi bị ngộ độc nhập viện cấp cứu. (Ảnh minh họa)
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đây không phải là trường hợp đầu tiên bị ngộ độc do uống nhầm methadone. Trước đó, Trung tâm Chống độc cũng đã tiếp nhận và điều trị cho một số trường hợp khác cũng bị ngộ độc do uống nhầm methadone. Các cháu cũng uống nhầm dung dịch methadone tại gia đình do tưởng là nước dâu hay nước ngọt.
Methadone là chất trong nhóm opioids, được dùng thay thế cho m.a t.úy, đặc biệt là h.eroin trong chương trình quản lý bệnh nhân cai nghiện. Với người nghiện, uống dung dịch methadone vào sẽ đỡ lên cơn vật nhưng với người bình thường, khi uống chất này rất dễ gây ngộ độc kéo dài nhiều ngày, có thể dẫn tới ngừng thở, hôn mê, t.ử v.ong. Những trường hợp ngộ độc methadone rất nặng, độc tính giống h.eroin nhưng thời gian ngộ độc còn kéo dài hơn.
BS Nguyên cho rằng, hiện những người nghiện được quản lý tại Trung tâm, được cấp phát thuốc (methadone) uống tại chỗ. Thời gian tới, nếu người nghiện được phép mang chất này về nhà sử dụng, uống tại gia đình thì việc quản lý cần chặt chẽ hơn nếu không sẽ có nhiều trường hợp bị ngộ độc do uống nhầm, không kể t.rẻ e.m mà người lớn cũng rất dễ nhầm lẫn.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, trong trường hợp phát hiện người thân uống nhầm methadone, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì có thể cho uống nước và gây nôn. Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện chậm chạp, thở khò khè, cần tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ theo điều kiện sẵn có và nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất./.