Nghỉ dịch Covid-19 dài ngày, trẻ chủ yếu ở nhà xem tivi, thiết bị điện tử quá nhiều, cha mẹ ít tương tác, khiến tình trạng chậm nói ở trẻ lứa t.uổi mầm non gia tăng.
Theo UNICEF, trên toàn cầu hơn 1,6 tỷ t.rẻ e.m phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục do ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa do dịch Covid-19. Một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp Hội Y học Thiên Tai và Y tế Công cộng khảo sát những gia đình bị cách ly vì Covid-19 cho thấy một phần ba trẻ có đủ các tiêu chí của hội chứng rối loạn căng thẳng.
Những rối loạn tâm thần của trẻ mắc phải do dịch Covid-19 gồm rối loạn tăng động giảm chú ý, lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cư xử, trầm cảm, rối loạn ăn uống, khuyết tật trí tuệ và tâm thần phân liệt.
Tại Việt Nam, dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều địa phương phải đóng cửa các trường mầm non nhiều tháng qua. Trẻ phải ở nhà suốt một thời gian dài, điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Trẻ cần được can thiệp sớm để cải thiện tình trạng chậm nói.
Theo thạc sĩ tâm lý giáo dục Nguyễn Văn Hòa, giám đốc một trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục tại Hà Nội, hiện nay, mỗi ngày có khoảng 70 phụ huynh gọi điện tư vấn hoặc đến trực tiếp trung tâm khám, sàng lọc về tình trạng trẻ rối loạn tâm lý. Qua kết quả sàng lọc nhìn chung, trẻ có những khó khăn về tăng động giảm chú ý, đặc biệt là nhóm trẻ chậm nói có nguy cơ gia tăng đột biến. Số phụ huynh gọi điện có con chậm nói rơi vào độ t.uổi trung bình 18-32 tháng.
Có trẻ 2 t.uổi song mới chỉ nói được một từ. Nhiều trẻ trước khi nghỉ do dịch đã đi nhà trẻ và nói được nhưng hiện nay, do nghỉ dịch ở nhà gần nửa năm, trẻ không nói được thêm mà còn nói ít đi kèm theo tính tình hay cáu bẳn.
Thực tế trong 3 năm đầu đời, trẻ đã đạt trên 50% những kỹ năng nền móng căn bản của cuộc đời. Bằng chứng rất rõ ràng là nếu ta có 2 đ.ứa t.rẻ. Một trẻ được tương tác, nói chuyện với mọi người nhiều thì sẽ nói nhiều hơn một đ.ứa t.rẻ sống với người trong gia đình mà mọi người ít nói chuyện cùng, Ths Hòa cho biết.
Theo chuyên gia, trẻ nghỉ dịch Covid-19 ở nhà phụ huynh thường có xu hướng cho con xem các thiết bị điện tử để con khỏi quậy phá hoặc để con tự chơi một mình. Một số cha mẹ không có kỹ năng chơi cùng con hoặc không đủ kiên trì để duy trì hoạt động chơi cùng con. Trong khi đó, việc tiếp xúc quá nhiều thiết bị điện tử sẽ khiến trẻ không phát triển ngôn ngữ bởi thiết bị điện tử không đo được xúc cảm, hành vi của trẻ và không phản ứng một cách phù hợp với hành vi của trẻ để thông qua đó trẻ có thể phản ứng lại.
Ngoài ra, ở nhà bố mẹ thường đoán trước và đáp ứng hết những yêu cầu của trẻ mà không để cho trẻ có cơ hội đòi hỏi yêu cầu của mình qua lời nói. Ví dụ con muốn chơi đồ chơi A thay vì khuyến khích con nói thì bố mẹ đoán và cầm đồ chơi đáp ứng con luôn.
Trong khi đó, trẻ được đến trường cùng các bạn đồng trang lứa sẽ phát triển khả năng tự lập, ngôn ngữ của mình bởi chính môi trường đó giúp trẻ có khả năng tranh giành, giữ đồ chơi mà mình thích…
Chuyên gia khuyến cáo, trẻ chậm nói nếu không được phát hiện, can thiệp sớm, đúng thì sau này sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề đó là đọc khó, viết khó, nói ngọng kéo dài quá mức và cao hơn là khả năng, kĩ năng bị thụt lùi so với lứa t.uổi. Vì vậy, bố mẹ cần phát hiện con trong khoảng 18-32 tháng và đưa con tiến hành các biện pháp can thiệp trị liệu phù hợp.
Để cải thiện tình trạng bé chậm nói, gia đình cần phối hợp với các nhà chuyên môn tăng tương tác với trẻ, phải có kế hoạch lộ trình cụ thể về mặt thời gian, nội dung.
Bên cạnh đó, thay đổi những thói quen sinh hoạt xấu như để cho trẻ xem tivi quá nhiều, ăn ngủ không theo thời gian nhất định, ít giao tiếp môi trường bên ngoài, không dám cho trẻ vận động ở môi trường rộng… Trẻ cần phải ngủ trước giờ 10h tối và đ.ánh thức dậy lúc 6h sáng, chậm nhất 7h để đảm bảo sinh hoạt. Trên cơ sở đó làm sao trẻ có điều kiện tiếp xúc với môi trường khác nhau để tạo ra nhân cách cho trẻ.
Phụ huynh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, không ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo cân đối thành phần dinh dưỡng, bổ sung các vi chất giúp cho trí não phát triển.
Một số mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ:
– 4 tháng: Đôi lúc trẻ phát ra được âm “A, Ba, Bà”, nhưng khi người lớn yêu cầu nói lại thì chưa làm được.
– 8 tháng: Trẻ biết chơi phun mưa, chu môi làm xấu, đàn môi.
– 12 tháng: Trẻ bắt đầu có ngôn ngữ câu một từ “bà, ba, bi, ơi, đi, măm”. Ở 15 tháng t.uổi, bé nói được phần lớn câu một từ khi được yêu cầu, biết giả vờ gọi điện thoại nói xì xồ. Đồng thời, biết giả vờ uống nước, giả vờ ho, hắt xì, làm tiếng các con động vật kêu. Nhiều trẻ đã có thể nói được câu 2 từ ở 16-18 tháng.
– 20 tháng: Trẻ biết nói câu 3 từ, gọi tên phần lớn các đối tượng quen thuộc.
– 26 tháng: Phần nhiều biết gọi tên màu sắc, khối hình, biết hỏi câu hỏi ở đâu. Biết hát một số bài hát, có thể đọc một số bài thơ
– 32 tháng: Trẻ biết sử dụng câu phủ định, kết hợp danh từ với nhiều tính từ và động từ, hỏi được câu hỏi khi nào, hát biểu diễn
– 40 tháng: Trẻ biết chơi đóng vai, tự ra điều kiện trò chơi, tự tổ chức trò chơi, hỏi rất nhiều loại câu hỏi khác nhau.
Nam Phương
Người trung niên xem tivi càng nhiều, càng tổn hại trí não khi về già
Những người thường xuyên xem tivi để giải trí vào t.uổi trung niên có nguy cơ bị suy giảm khả năng suy luận và ghi nhớ khi về già nhiều hơn, theo kết quả của 3 nghiên cứu vừa công bố tại Hội nghị trực tuyến về dịch tễ học, phòng ngừa, lối sống và sức khỏe hệ tim mạch của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA).
Theo đó, có 2 nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ Nghiên cứu về nguy cơ xơ vữa động mạch trong cộng đồng (ARIC). Trong nghiên cứu đầu tiên, các chuyên gia đã đ.ánh giá trên gần 6.500 người tham gia có thời lượng xem tivi giống nhau trong gần 6 năm theo dõi. Các đối tượng được chia thành 3 nhóm, gồm không bao giờ hoặc hiếm khi xem tivi, thỉnh thoảng xem tivi và thường xuyên hoặc rất thường xuyên xem tivi. Dựa trên kết quả thực hiện các bài kiểm tra nhận thức của những người tham gia trong hơn 15 năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy so với nhóm xem tivi rất ít, nhóm xem tivi với thời lượng vừa phải hoặc quá nhiều đã suy giảm chức năng nhận thức nhiều hơn khoảng 7%.
Cũng dựa trên dữ liệu ARIC, nhưng nghiên cứu thứ hai tập trung vào 970 người tham gia có thói quen xem tivi tương đối ổn định và đã được chụp ảnh não để theo dõi những thay đổi trong cấu trúc não bộ. Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng những người thỉnh thoảng hoặc thường xuyên xem TV có lượng chất xám sâu ít hơn trong hơn một thập kỷ sau đó – tức là não bộ bị teo nhỏ nhiều hơn.
Tương tự, nghiên cứu thứ ba cũng tập trung vào hàm lượng chất xám nhưng sử dụng dữ liệu lấy từ Nghiên cứu dài hạn về phát triển nguy cơ động mạch vành. Trong đó, 600 người tham gia được điều tra về thời lượng xem tivi trung bình hằng ngày vào dịp khám sức khỏe định kỳ mỗi 5 năm trong thời gian theo dõi 20 năm. Kết quả cuối cùng cho thấy cứ xem tivi thêm 1 tiếng, thì người tham gia trung bình mất đi khoảng 0,5% chất xám – tương đương tỷ lệ suy giảm chất xám hằng năm ở người cao t.uổi.
ược biết, chất xám trong não tham gia vào hoạt động kiểm soát cơ, thị giác, thính giác, chức năng đưa ra quyết định và các chức năng não quan trọng khác. Một người có lượng chất xám trong não càng nhiều thì khả năng ghi nhớ và suy luận càng tốt hơn.