Tính từ ngày 10 đến 19-11, số ca COVID-19 t.ử v.ong ở Cần Thơ là 17 người, tuy nhiên từ ngày 20 đến 28-11 số ca t.ử v.ong đã tăng lên 42, trong đó có cả người trẻ t.uổi, có bệnh nền.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ – Ảnh: T.LŨY
Chỉ tính đến trưa ngày 29-11, TP Cần Thơ đã ghi nhận 775 ca mắc COVID-19 mới. Trong thời gian từ đầu tháng 11 đến nay, số ca COVID-19 mới ghi nhận tại Cần Thơ bắt đầu tăng cao, cao điểm là từ 2 tuần gần đây với số ca mắc lên đến 800, 900 ca và đỉnh điểm có ngày tăng lên đến hơn 1.300 ca.
Nhiều bệnh viện và cơ sở y tế không còn chỗ để nhận bệnh, phải kê thêm giường cho bệnh nhân nằm. Theo số liệu của Sở Y tế TP Cần Thơ, không chỉ ca mắc mới mà số ca bệnh nặng, bệnh nền và tỉ lệ t.ử v.ong cũng có chiều hướng tăng.
Để dành giường điều trị tầng 2, tầng 3 cho bệnh nhân có bệnh lý nền, bệnh nặng. Sở Y tế Cần Thơ đã chia lại tầng điều trị, theo đó quản lý và điều trị F0 tại nhà do các trạm y tế lưu động và trạm y tế xã, phường thực hiện, đang quản lý trên 8.900 người F0.
Tầng 2 điều trị bệnh nhân COVID-19 không đủ điều kiện cách ly điều trị tại nhà, các ca F0 có diễn biến vượt khả năng chuyên môn của trạm y tế tại các bệnh viện điều trị COVID-19 với công suất 2.750 giường hiện đã không còn chỗ để tiếp nhận bệnh.
Tầng 3 điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch, bệnh nhân lĩnh vực chuyên khoa, bệnh nhân COVID-19 có bệnh lý cấp cứu kèm theo có 350 giường, hiện đang điều trị 287 bệnh nhân.
Ông Nguyễn Mạnh Hồng – giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi Cần Thơ – cho biết bệnh viện được giao chức năng điều trị bệnh nhân COVID-19 từ đầu mùa dịch đến giờ, những ngày gần đây 150 giường bệnh (tầng điều trị 2 và 3) đều chật kín không còn chỗ trống.
Hiện đang có 151 bệnh nhân, trong đó 31 bệnh nhân nặng, điều đáng lo là các trường hợp bệnh nặng, ngoài người già trên 65 t.uổi, có bệnh lý nền thì gần đây bắt đầu có dấu hiệu trẻ hóa vào nhóm người trẻ có bệnh lý nền, người đã tiêm 2 mũi vắc xin…
“Về trang thiết bị máy móc, máy thở hiện bệnh viện tương đối đáp ứng được, đang tiến hành để nâng công suất giường tầng 3 lên 50 giường, để tiếp nhận điều trị bệnh nhân nặng. Vấn đề đáng lo nhất là thiếu êkip chuyên khoa hồi sức tích cực, để nâng công suất giường bệnh nặng, bệnh viện cần thêm 2 êkip bác sĩ và điều dưỡng hồi sức tích cực. Vì lực lượng tại chỗ hiện không đủ để đáp ứng”, bác sĩ Hồng nói.
Cũng theo bác sĩ Hồng, vấn đề hiện nay là chúng ta cần có chuyên gia phân tích, đ.ánh giá dịch tễ tình hình lây nhiễm và những khu vực nguy cơ, đối tượng nguy cơ mắc COVID-19, để từ đó có các biện pháp ngăn chặn tốc độ lây lan, bùng phát của dịch. Phải kiểm soát được tốc độ lây và gia tăng chóng mặt như hiện nay, chúng ta mới làm tốt được việc điều trị, giảm được ca bệnh nặng, ca t.ử v.ong.
Tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ (đang được sử dụng làm bệnh viện điều trị COVID-19) hiện có 433 bệnh nhân điều trị, trong đó có đến 66 bệnh nhân nặng tầng 3. Nhiều bệnh nhân nặng mới nhập viện trong đó đã tiêm 1 mũi và 2 mũi vắc xin phòng COVID-19.
Bác sĩ Trần Quốc Luận – giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ – cho hay do lượng bệnh mỗi ngày nhập vào nhiều hơn lượng bệnh nhân ra viện nên dẫn đến quá tải bệnh viện. Nhân viên y tế chịu áp lực rất lớn, kể cả công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân và chăm lo bữa ăn cho người bệnh ở khu vực khoa dinh dưỡng.
Theo báo cáo của Sở Y tế, từ những ngày số ca mắc còn ở mức 200 – 300 ca/ngày thì số bệnh nhân nặng cũng vài chục ca. Hiện nay những ngày số ca mắc 700 – 900 ca thì số ca nặng cũng tăng trên 100 ca. Đến thời điểm số ca trên 1.000 thì số ca bệnh nặng tầng 3 cũng tăng trên 250 ca.
Tính từ ngày 10 đến 19-11, số ca COVID-19 t.ử v.ong là 17 người; tuy nhiên từ ngày 20 đến 28-11 số ca t.ử v.ong do COVID-19 đã tăng lên 42 ca. Trong đó có cả người trẻ t.uổi, có bệnh nền.
Điều này cũng cần sự phân tích, lý giải của những nhà chuyên môn vì tỉ lệ bao phủ vắc xin của Cần Thơ đã khá cao, mũi 1 trên 96% và mũi 2 trên 86% (trên 18 t.uổi); trên 85% trẻ 12-17 t.uổi được tiêm mũi 1.
Nối bàn tay bị đứt lìa không cần dùng kim chỉ khâu
Một nam thanh niên 17 t.uổi, bị đứt lìa bàn tay phải, đã được các bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ khâu nối mạch m.áu thành công.
Bàn tay phải của bệnh nhân được nối thành công – Ảnh: BV
Đặc biệt, các bác sĩ đã dùng biện pháp khâu nối mới, không dùng kim chỉ khâu; bàn tay được khâu nối sau 7 ngày đã có kết quả hồi phục rất tốt.
Trước đó, khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân T.Đ.K. (17 t.uổi, ngụ An Giang) được chuyển đến trong tình trạng đứt lìa bàn tay phải từ cổ tay xéo đến khớp bàn ngón 5. Vết đứt sắc gọn và có nhiều dị vật, phần bàn tay phải được bảo quản kèm theo.
Lúc nhập viện, các bác sĩ đ.ánh giá bệnh nhân ở giờ thứ 4 sau đứt lìa bàn tay, êkip phẫu thuật được triệu tập khẩn để vi phẫu, cố gắng khâu nối cứu lấy chức năng bàn tay cho bệnh nhân.
Êkip tiến hành phẫu thuật, bơm rửa làm sạch vết thương, xuyên đinh cố định xương bị gãy, khâu nối động mạch quay và động mạch trụ, khâu nối 2 tĩnh mạch, gân duỗi, thần kinh, gân các ngón tay…
Sau hơn 6 giờ khâu nối, các bác sĩ đã phục hồi toàn bộ giải phẫu cho bàn tay bị đứt lìa. Đặc biệt khi khâu nối mạch m.áu, các bác sĩ sử dụng kỹ thuật nối mạch bằng dụng cụ bấm nối vi phẫu 2 đầu mạch m.áu mà không cần dùng chỉ khâu.
Thời gian khâu nối mạch m.áu được rút ngắn, thời gian phục hồi bàn tay sẽ được sớm hơn. Hiện tại, sau 7 ngày phẫu thuật, bàn tay phải của K. đã hồng ấm, các ngón tay có thể cử động nhẹ, đang được theo dõi và điều trị tiếp tục, để được đ.ánh giá và tập vật lý trị liệu phục hồi dần chức năng.