Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), kết quả giám sát điều tra trong các năm gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ đồng giới tăng nhanh, từ 5,1% năm 2015 lên 12,2% năm 2017 và 13,3% năm 2020.
Những con số đáng báo động
Năm 2020, Cần Thơ có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ đồng giới (gọi tắt MSM) cao nhất (22,7%); TP.HCM và Kiên Giang là 14,7%; An Giang 13,5%; Khánh Hòa 12%.
Ước tính tỷ lệ nhiễm HIV mới hằng năm trong nhóm MSM tăng gấp 4 lần trong 8 năm qua (từ 0,62% năm 2012 lên 2,5% năm 2020). Tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm này cũng tăng nhanh từ 2,6% năm 2015 lên 9,3% năm 2017 và 12,5% năm 2020.
Kết quả phân tích số liệu giám sát trọng điểm về các chỉ số hành vi của nhóm MSM cho thấy: tỷ lệ sử dụng b.ao c.ao s.u trong lần quan hệ t.ình d.ục đồng giới gần nhất trong 5 năm qua chỉ khoảng 65%; tỷ lệ quan hệ tập thể tăng từ 8% năm 2015 lên 13,5% năm 2020; tỷ lệ đã từng dùng m.a t.úy và tiêm chích m.a t.úy năm 2020 lần lượt là 11,6% và 2,9%.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, PrEP phù hợp với mọi đối tượng chưa nhiễm HIV mà có nguy cơ lây nhiễm cao. Ảnh SHUTTERSTOCK
Lây truyền qua đường quan hệ t.ình d.ục không an toàn tiếp tục là đường lây chính trong lây nhiễm HIV và tỷ lệ này ngày càng tăng (từ 65,1% vào năm 2019 tăng lên 75,8 vào năm 2020, và hiện tại là 79,1%).
Mở rộng điều trị dự phòng
Để can thiệp giảm lây nhiễm HIV trong nhóm MSM, các địa phương mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) trong vòng 72 giờ, đồng thời duy trì và mở rộng việc cấp thuốc điều trị kháng vi rút ARV từ 30 ngày lên tới 60 ngày hoặc 90 ngày. Hiện có tới 80% người sử dụng PrEP là MSM. MSM có thể chuyển đổi phác đồ từ sử dụng PrEP hằng ngày (tức uống thuốc liên tục hằng ngày) sang phác đồ sử dụng PrEP theo tình huống (khi có nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ).
Về các chỉ số tiếp cận chương trình dự phòng của nhóm MSM, tỷ lệ được xét nghiệm HIV tăng từ 60,1% năm 2015 lên 77,2% năm 2020; tỷ lệ có thẻ bảo hiểm y tế cũng tăng từ 67,4% năm 2017 lên 79,2% năm 2020; tỷ lệ nhận được b.ao c.ao s.u miễn phí và chất bôi trơn miễn phí trong 6 tháng cũng tăng từ 21% năm 2015 lên 42% năm 2020.
Trong dịch Covid-19, các MSM sử dụng hoặc nghiện m.a t.úy được cấp phát Methadone (điều trị thay thế chất m.a t.úy) nhiều ngày thay vì bệnh nhân tới cơ sở y tế uống hằng ngày. Hình thức tự xét nghiệm HIV trong nhóm MSM được khuyến khích thông qua nhận test qua thư/chuyển phát nhanh trong bối cảnh đại dịch.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới triển khai cung ứng sinh phẩm tự xét nghiệm HIV qua trang thông tin điện tử, hiện đang triển khai tại 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hà Nội, Nghệ An và Bình Dương. Bước đầu ghi nhận kết quả khoảng 10% người nhận sinh phẩm có phản hồi kết quả “có phản ứng” và được kết nối với dịch vụ xét nghiệm khẳng định và điều trị ARV.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã thành lập nhóm đáp ứng nhanh trong cung cấp thuốc ARV điều trị người nhiễm; trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh thành thực hiện tiêm vắc xin Covid-19 cho người nhiễm HIV; người nhiễm HIV không phải khai báo về tình trạng nhiễm HIV của mình trước khi tiêm chủng…
Trên toàn quốc, số người nhiễm HIV đang còn sống được báo cáo là 212.769 trường hợp. Số người nhiễm HIV t.ử v.ong lũy tiến tính từ đầu dịch đến nay là 108.849 trường hợp.
Từ đầu năm 2021 tới nay, cả nước ghi nhận 10.925 trường hợp nhiễm mới HIV. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV có 84,8% là nam giới, độ t.uổi chủ yếu từ 16 – 29 (46%) và 30 – 39 (29%), đường lây chủ yếu là quan hệ t.ình d.ục không an toàn (79,1%) và qua đường m.áu (9,9%). Cũng từ đầu năm 2021 tới nay, ghi nhận 1.528 ca t.ử v.ong do AIDS.
Ước tính đến hết năm 2021, cả nước phát hiện khoảng 13.000 trường hợp HIV dương tính và 2.000 trường hợp t.ử v.ong. (Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS)
Ứng cử viên vắc xin HIV bắt đầu thử nghiệm tại Anh
Những người sẽ phải tiêm tới 4 mũi vắc xin Covid-19
Các bệnh nhân ung thư, nhiễm HIV hoặc đang phải sử dụng một số loại thuốc cần tiêm liều vắc xin thứ 4 để tăng cường hệ miễn dịch chống lại Covid-19.
Hầu hết những người suy giảm miễn dịch đã được tiêm chủng đầy đủ ở Mỹ hiện có thể tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 4 theo hướng dẫn mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Theo đó, 6 tháng sau liều thứ 3, nhóm đối tượng trên có thể tiêm liều thứ 4.
Ảnh minh họa: NHE
CDC cho biết liều thứ 4 có thể là bất kỳ loại vắc xin Covid-19 nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép. Đó là vắc xin Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson. Đối với Moderna, liều thứ 4 nên giảm một nửa.
Những người bị suy giảm miễn dịch đã nhận vắc xin một liều của Johnson & Johnson nên tiêm liều thứ 2 của loại vắc xin đã được phê duyệt ít nhất 2 tuần sau đó.
Theo CDC, khoảng 3% dân số Mỹ bị ức chế miễn dịch vừa phải hoặc nghiêm trọng và có nguy cơ trở nặng phải nhập viện khi nhiễm Covid-19. Những người này thường tạo ra phản ứng miễn dịch với vắc xin kém hơn những người khác.
Đó là những người sử dụng steroid hoặc thuốc để cấy ghép, có một số vấn đề về sức khỏe như ung thư, HIV sẽ phù hợp với tiêu chí này.
CDC nhấn mạnh những người bị suy giảm miễn dịch từng tiêm Pfizer hoặc Moderna nên tiêm liều thứ 3 ít nhất 28 ngày sau mũi thứ hai. Liều lượng vắc xin không thay đổi so với các mũi trước đó.
Đây là lần đầu tiên CDC đưa ra khuyến nghị tiêm liều thứ 4 cho người dân Mỹ.
Hướng dẫn này không áp dụng cho những người Mỹ có hệ miễn dịch bình thường dù họ có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao. Những người này đủ điều kiện để tiêm mũi thứ 3 vào 6 tháng sau khi họ được tiêm chủng đầy đủ.
FDA đề xuất giải pháp cho phép sử dụng khẩn cấp liều thứ 3 với những người từ 65 t.uổi trở lên, các nhân viên y tế và người có nguy cơ nhiễm cao. Cơ quan này đã từ chối đề nghị phê duyệt liều tăng cường Covid-19 cho những người dưới 65 t.uổi, có sức khỏe bình thường.
Hiện các chuyên gia nhận định không đủ bằng chứng tất cả mọi người cần mũi tăng cường. Ngoài ra, một trong những mục tiêu quan trọng để phòng chống Covid-19 là tiêm vắc xin cho những người chưa chủng ngừa.
Giáo sư Cody Meissner, Trường Y Đại học Tufts, cho biết ông không nghĩ mũi tăng cường sẽ góp phần đáng kể trong việc kiểm soát đại dịch.
“Thông điệp chính của chúng tôi là phải cung cấp cho mọi người hai liều vắc xin”, ông Meissner nói.