Cơn đau tim là một trong những biến cố đáng sợ nhất, nhưng vẫn có thể phòng ngừa được.
Bệnh tim mạch cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người trên thế giới mỗi năm, cứ 3 ca t.ử v.ong thì có khoảng 1 ca là do bệnh tim mạch, theo WHO.
Có một dấu hiệu tinh vi trong miệng cảnh báo cơn đau tim đang đến, đó là dấu hiệu gì?
Các dấu hiệu tiết lộ sự cố đau tim thường xuất hiện tức thời, đột ngột. Cảm thấy vị này trong miệng có thể là dấu hiệu cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.
Một trong những dấu hiệu ít được biết đến của cơn đau tim có thể là vị chua đột ngột trong miệng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo các nghiên cứu, một trong những dấu hiệu ít được biết đến của cơn đau tim có thể là vị chua đột ngột trong miệng, theo Express.
Tổ chức Tim mạch Anh cho biết vị chua thường là dấu hiệu của chứng khó tiêu – một chứng bệnh cũng có những triệu chứng giống với nhồi m.áu cơ tim.
Nhưng trang web Doctors Hospital chỉ ra triệu chứng này cũng là dấu hiệu của cơn đau tim.
Các triệu chứng khác của cơn đau tim
Cục m.áu đông thường gây tắc nghẽn đột ngột, cắt đứt nguồn chất dinh dưỡng giàu oxy đến tim.
Bằng chứng tức thời nhất về việc các tế bào trong tim c.hết đi là một cơn đau nhói ở ngực. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bằng chứng tức thời nhất về việc các tế bào trong tim c.hết đi là cơn đau nhói ở ngực. Cơn đau ngực này đôi khi có thể đi kèm với đột ngột mệt lả, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn mửa, khó thở hoặc choáng váng, theo Express.
Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác hoảng sợ và đổ mồ hôi không có lý do.
Làm gì để tránh cơn đau tim?
Mỡ m.áu cao và huyết áp cao là t.iền đề của cơn đau tim, và cả hai đều có thể kiểm soát được thông qua chế độ ăn uống.
Tránh xa chất béo bão hòa là điều tối quan trọng, vì sẽ làm giảm tỷ lệ cholesterol gây tắc nghẽn động mạch. Bơ, dầu dừa, phô mai và thịt đỏ, thịt mỡ có lượng chất béo bão hòa cao.
Căng thẳng và hút thuốc cũng có thể dẫn đến cơn đau tim.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh giải thích, hoạt động nhiều hoặc tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm huyết áp, từ đó ngăn ngừa cơn đau tim, theo Express.
Lưu trữ tế bào gốc từ m.áu và mô dây rốn để làm gì?
Vợ tôi sắp sinh, tôi nghe nói lưu trữ tế bào gốc từ m.áu và mô dây rốn là cơ hội duy nhất trong đời của trẻ để giúp điều trị nhiều bệnh nguy hiểm sau này.
Xin bác sĩ giải thích tế bào gốc là gì, giúp điều trị bệnh nào, cho ai? Hiện, Trung tâm Lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có gì đặc biệt, thủ tục lưu trữ ra sao? (Minh Đức, TP.HCM).
TS-BS Huỳnh Thanh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Tế bào gốc, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết: Lưu trữ tế bào gốc từ m.áu và mô dây rốn của trẻ sơ sinh được coi là “bảo hiểm sinh học trọn đời” cho sức khỏe, sinh mạng của trẻ và cả người thân.
Tế bào gốc được xem như tế bào đa năng, có thể tự làm mới, tăng sinh, biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào khác trong cơ thể như tế bào m.áu, tế bào mô cơ, xương, gan, thận, thần kinh… Ngày nay, y học tái tạo ứng dụng tế bào gốc để nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo, mang lại hiệu quả chưa từng có trước đây.
Khoa học đã tìm thấy trong m.áu và mô dây rốn của trẻ sơ sinh có chứa một nguồn tế bào gốc dồi dào. Tế bào gốc tách chiết từ m.áu và mô dây rốn được đ.ánh giá cao vì còn rất non trẻ (0 t.uổi), có khả năng tăng sinh, biệt hóa, thích ứng cao hơn so với các tế bào gốc trưởng thành. Ngoài ra, các tế bào gốc này còn có khả năng phù hợp miễn dịch, thích ứng với cơ thể người thân cao hơn so với nguồn tế bào gốc từ những người không cùng huyết thống. Do đó, cả em bé và người thân đều sẽ được hưởng lợi từ việc lưu trữ tế bào gốc này.
Nếu như trước đây, dây rốn của trẻ sơ sinh thường bị bỏ đi sau khi bé chào đời, thậm chí được coi là “rác thải y tế”, thì hiện nay, bằng công nghệ hiện đại, dây rốn của trẻ sơ sinh được giữ lại, chiết tách, tăng sinh và lưu trữ nguồn tế bào gốc quý giá. Việc này chỉ có thể thực hiện khi trẻ vừa được sinh ra, là cơ hội duy nhất trong cuộc đời của trẻ.
Lưu trữ tế bào gốc từ m.áu và mô dây rốn là cơ hội duy nhất của trẻ khi chào đời, giúp điều trị nhiều bệnh nguy hiểm trong tương lai
Hiện nay, trên thế giới, công nghệ tế bào gốc được nghiên cứu, ứng dụng trong điều trị hàng trăm bệnh lý khác nhau. Nguồn tế bào gốc từ m.áu dây rốn giúp điều trị các bệnh lý về m.áu như: bạch cầu cấp – mãn, Hodgkin, đa u tủy, suy tủy, thiếu m.áu bất sản, Thalassemia thể nặng, hỗ trợ trong trị liệu ung thư… Nguồn tế bào gốc từ mô dây rốn ứng dụng điều trị các bệnh lý: bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thoái hóa xương khớp, bệnh gan, thận, bệnh Alzheimer, Parkinson, bại não, tự kỷ, rối l.oạn c.ương d.ương, bệnh tăng nhãn áp và rất nhiều bệnh lý rối loạn miễn dịch và chuyển hóa khác.
Trung tâm Tế bào gốc thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được Bộ Y tế cấp phép vào tháng 7.2019 – là một trong những cơ sở đầu tiên tại Việt Nam hoạt động ở phạm vi chuyên môn toàn diện: thu thập, tiếp nhận, xử lý, bảo quản, lưu trữ, ứng dụng điều trị bệnh, nuôi cấy, cung ứng tế bào gốc cho các cơ sở y tế, nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong trị liệu lâm sàng…
Trung tâm Tế bào gốc BVĐK Tâm Anh sở hữu trang thiết bị chuyên dụng hiện đại hàng đầu thế giới
Quá trình lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Tâm Anh được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, sử dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất trong y sinh giúp xử lý, phân tích, đ.ánh giá chuẩn xác chất lượng của từng mẫu tế bào gốc nhằm phục vụ cho mục đích trị liệu về sau.
Ngoài ra, Trung tâm Tế bào gốc tại BVĐK Tâm Anh còn sở hữu chu trình khép kín: Dịch vụ sản khoa – thu thập – phân tách – tăng sinh – lưu trữ – ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn, rút ngắn thời gian thực hiện, giảm bớt gánh nặng chi phí cho khách hàng.
Hiện nay, khách hàng sinh con tại Bệnh viện Tâm Anh hoặc sinh ở bất kỳ bệnh viện nào nhưng có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc đều có thể đăng ký dịch vụ thu thập và lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Tâm Anh. Quy trình lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Tâm Anh thuận tiện, bao gồm: Đăng ký dịch vụ trước khi sinh (khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ); Sản phụ được xét nghiệm sàng lọc, kiểm tra sức khỏe liên quan; Ký hợp đồng lưu trữ; Tiến hành thu thập mẫu m.áu và mô dây rốn khi sinh; Đ.ánh giá chất lượng, xử lý mẫu, phân lập, tăng sinh và lưu trữ.
Thời gian lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Tâm Anh kéo dài đến 60 năm và có thể lâu hơn. Theo đó, bất cứ khi nào em bé và người thân có nhu cầu về tế bào gốc để điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, có thể sử dụng dễ dàng nguồn lưu trữ tế bào gốc này. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh luôn tiên phong ứng dụng kỹ thuật cao, là đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong trị liệu lâm sàng hiện nay.
Trung tâm Tế bào gốc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:
Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hotline: 18006858
TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, Hotline: 028.71026789.