Biến thể Omicron mang nhiều đột biến đáng sợ nhưng không có nghĩa là các đột biến này có thể “kết hợp” tốt với nhau.
Biến thể Omicron của virus Corona đã khiến nhiều nhà khoa học cảnh báo vì số lượng đột biến gen mà nó mang theo – khoảng 50 đột biến gen, trong đó có ít nhất 26 đột biến gen là đặc biệt. Nhưng nhiều hơn không hẳn là tệ hơn: Các đột biến đôi khi kết hợp với nhau để làm cho một loại virus trở nên đáng sợ hơn, nhưng chúng cũng có thể t.iêu d.iệt lẫn nhau
Jesse Bloom, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, cho biết: “Về nguyên tắc, các đột biến cũng có thể hoạt động chống lại nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp này, sự chọn lọc tiến hóa có nhiều khả năng dẫn đến sự lây lan của một biến thể mới với các tổ hợp đột biến thuận lợi hơn là bất lợi”.
Tuy nhiên, hiện tượng này, được gọi là sự “lấn át gen”. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học đang phải suy đoán về các thuộc tính của Omicron, mặc dù các đột biến riêng lẻ trong biến thể có liên quan đến khả năng lây truyền cao hơn hoặc với khả năng né tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Một kỹ thuật viên làm việc trong phòng thí nghiệm tại Trường Y khoa Nelson R. Mandela ở Durban, Nam Phi.
Penny Moore, một nhà virus học tại Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm ở Nam Phi, cho biết: “Điều quan trọng là phải “hiểu” được toàn bộ loại virus này”.
Nhóm của Tiến sĩ Moore là một trong số hàng chục người trên toàn thế giới đang cố gắng tìm hiểu xem liệu các loại vắc xin hiện tại có hoạt động chống lại Omicron hay không. Các nhà nghiên cứu đang tạo ra các phiên bản nhân tạo của virus chứa tất cả các đột biến của Omicron để thử nghiệm, thay vì đưa ra suy đoán dựa trên tập hợp các đột biến.
Đó là bài học mà các nhà nghiên cứu đã học được vào năm ngoái, khi biến thể Beta xuất hiện ở Nam Phi. Họ ước tính rằng khả năng né tránh miễn dịch của biến thể dựa trên một đột biến cụ thể, E484K. Tuy nhiên Beta cũng có hai đột biến khác có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin
Tiến sĩ Moore cho rằng: “Sự kết hợp của ba loại đột biến này có khả năng kháng thuốc cao hơn so với một loại chỉ chứa E484K. Nghiên cứu 1 loại đột biến đơn lẻ hóa ra là sai lệch”.
Omicron mang một đột biến gọi là N501Y, được cho là có thể khiến virus liên kết chặt chẽ hơn với tế bào trên cơ thể người. Đột biến này cũng có trong biến thể Alpha và có liên quan đến khả năng lây lan của nó.
Tiến sĩ Bloom nói: “Tuy nhiên, cuối cùng nó lại là Delta không mang trong mình đột biến Alpha nhưng thậm chí còn dễ lây lan hơn cả Alpha. Đó là bởi vì Delta có các đột biến khác giúp tăng cường khả năng lây nhiễm”.
Khả năng lây lan của một biến thể không chỉ phụ thuộc vào mức độ liên kết của virus với các thụ thể trên tế bào người, mà còn phụ thuộc vào tính ổn định của virus, vị trí mà virus nhân lên trong đường thở và lượng khí thở ra.
Omicron có một nhóm các đột biến có liên quan đến việc liên kết chặt chẽ hơn với các tế bào của con người . “Nhưng hoạt động cùng lúc, chúng có thể có các tác động hơi khác nhau”, Tiến sĩ Bloom nói. Chính vì lý do đó, ông cho biết là chưa thể dự đoán được virus sẽ hoạt động như thế nào trong cơ thể con người.
Điều đó sẽ có câu trả lời trong các nghiên cứu đang được tiến hành trong phòng thí nghiệm trên khắp toàn cầu.
Bộ Y tế họp với WHO và CDC Hoa Kỳ, tìm giải pháp ứng phó biến thể Omicron
Tại buổi làm việc, đại diện WHO và CDC nhấn mạnh đến 4 yếu tố trong việc kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron.
Sáng 30/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có buổi làm việc với đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại khu vực Đông Nam Á và Giám đốc chương trình An ninh Y tế toàn cầu CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Một trong những nội dung chủ đạo của buổi làm việc là tìm giải pháp ứng phó trong phòng, chống dịch Covid-19 với sự xuất hiện của biến thể Omicron.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 với biến thể Omicron.
Ngày 28/11, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique. Bên cạnh đó, tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.
Đề xuất này nhằm chủ động ứng phó và kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trong nước, đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến thể Omicron vào Việt Nam từ các quốc gia đã ghi nhận, lây lan biến thể này.
Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch Covid-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch. Yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur chủ động thực hiện giải trình tự gene trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những F0 có t.iền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi.
Đồng thời, chỉ đạo tất cả địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại buổi làm việc với đại diện WHO tại Việt Nam và CDC Hoa Kỳ sáng 30/11
Ông Kidong Park, đại diện WHO tại Việt Nam
Tại buổi làm việc, đại diện WHO và CDC đều nhấn mạnh đến 4 yếu tố trong việc kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron, bao gồm:
Thứ nhất, tăng cường giám sát và xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh có biến chủng mới Omicron.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bao phủ vắc xin phòng Covid-19.
Thứ ba, tăng cường hệ thống y tế, chú trọng y tế cơ sở nhằm nâng cao năng lực điều trị trong tình huống ca bệnh tăng cao, trong đó có F0 mang biến chủng Omicron.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống dịch, công bố thông tin rộng rãi về kết quả giải trình tự gene các ca bệnh Covid-19 để các nhà khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về biến chủng mới.
Lãnh đạo Bộ Y tế cùng đại diện WHO, CDC Hoa Kỳ Khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam thống nhất sẵn sàng chia sẻ và cập nhật kết quả giải trình tự gene các ca bệnh Covid-19 để có thêm thông tin, cùng tìm phương pháp ứng phó. Đồng thời, thống nhất quan điểm tiếp tục đẩy nhanh công tác tiêm chủng, ưu tiên đối tượng nguy cơ cao, đảm bảo tiêm chủng an toàn.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin thêm, đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 120 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, tiến độ tiêm tiếp tục được đẩy nhanh, công tác tiêm chủng vắc xin cho trẻ từ 12-17 t.uổi đang được thực hiện tại hơn 30 tỉnh, thành phố. Yêu cầu hàng đầu trong tiêm chủng là đảm bảo an toàn.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng cũng cho biết, hiện chưa có bằng chứng để kéo dài thời gian cách ly phòng chống dịch. Về điều trị, Bộ Y tế và các bên đã bàn bạc theo tinh thần tăng cường năng lực y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, đẩy mạnh mô hình điều trị tháp 3 tầng.
“Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC trong công tác phòng chống dịch Covid-19, cũng như trong ứng phó với biến chủng mới. Người dân cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tuy nhiên không nên quá hoang mang, lo lắng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.