Các địa phương cần đ.ánh giá lại tất cả các khâu, trong đó các cơ sở thực hiện ngay phân loại bệnh nhân; quản lý điều trị F0 tại nhà chắc chắn; tăng cường nhân lực điều trị COVID-19; rà soát năng lực hồi sức tích cực, bảo đảm hệ thống oxy y tế.
Chiều 1/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Bộ Y tế, một số bệnh viện Trung ương và 10 địa phương (TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang…) về công tác điều trị, giảm t.ử v.ong do dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện quy trình điều trị tại nhà, trong đó có cơ chế giám sát y tế đến từng bệnh nhân. Ảnh: VGP/Đình Nam
Tỷ lệ tử vong/mắc COVID-19 của Việt Nam tương đương trung bình của thế giới
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tính đến 17h ngày 30/11, cả nước có 101.405 ca COVID-19 theo dõi và điều trị tại nhà; hơn 99.000 ca điều trị tại các bệnh viện. Số ca nặng, nguy kịch cần thở oxy là 4.056 ca (chiếm 4%) tổng số ca đang điều trị; 1.014 ca thở máy, chiếm 1,9% tổng số ca đang điều trị. Số ca triệu chứng nhẹ, không triệu chứng chiếm 85%.
So với thế giới, tỷ lệ tử vong/mắc công bố của Việt Nam là 2%, tương đương trung bình của thế giới. So với châu Á, tổng số ca t.ử v.ong của Việt Nam đứng thứ 9/49; số ca t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á.
Qua phân tích của các chuyên gia và khảo sát các địa phương, ông Nguyễn Trọng Khoa nêu một số nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân nặng, t.ử v.ong còn cao. Cụ thể, trong thời gian đầu của đợt dịch lần này, số ca mắc mới tăng nhanh, đột ngột gây quá tải hệ thống bệnh viện.
Lãnh đạo sở y tế một số địa phương cho biết tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn chủ yếu tập trung ở nhóm người trên 50 t.uổi, có bệnh lý nền hoặc chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh: VGP/Đình Nam
Với việc quản lý F0 tại nhà, một số trường hợp tự phát hiện nhưng không báo cơ sở y tế hoặc báo cáo nhưng chưa được can thiệp kịp thời; phân loại nguy cơ chưa sát theo hướng dẫn. Một số trường hợp sử dụng thuốc tại nhà chưa theo hướng dẫn của Bộ Y tế như dùng thuốc chống đông, chống viêm quá sớm.
Nhân lực ở tầng điều trị thứ 2, thứ 3 của nhiều địa phương gặp khó khăn do các lực lượng hỗ trợ đã rút về; lúng túng trong điều phối chuyển viện, chuyển tầng, không theo sát nguy cơ và gây quá tải hệ thống bệnh viện.
Việc quản lý phân loại nguy cơ F0 tại cơ sở cách ly tập trung còn chưa được phát hiện kịp thời, dẫn đến các ca chuyển nặng. Năng lực hồi sức ở các bệnh viện tuyến tỉnh còn hạn chế, cần thời gian để nâng cao năng lực, trong khi đó, còn bỏ sót xử trí bệnh nền; chưa chú trọng đúng mức chẩn đoán điều trị bội nhiễm (nhiễm nấm, vi khuẩn đa kháng).
Trên cơ sở đó, đại diện Bộ Y tế đề xuất tiếp tục cập nhật hướng dẫn điều trị, nâng độ t.uổi nguy cơ cao trên 50 t.uổi (tỷ lệ t.ử v.ong 84%), điều chỉnh phân tầng hợp lý.
Các cơ sở y tế tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý F0 tại cộng đồng; tăng cường đội y tế lưu động; hỗ trợ nhân lực cho các địa phương có số ca nặng cao; giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm t.ử v.ong…
Bệnh nhân COVID-19 t.ử v.ong chủ yếu tập trung ở nhóm người trên 50 t.uổi, có bệnh lý nền, chưa tiêm vaccine
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị tại Đồng Nai, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, để giảm tỷ lệ t.ử v.ong, cần tập trung tiêm vaccine cho người cao t.uổi; xây dựng mô hình điểm về y tế cộng đồng gồm tư vấn tâm lý, dinh dưỡng, tập luyện cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà…
Theo BSCKII Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, việc kiểm soát sớm người bệnh từ những tầng điều trị ban đầu có ý nghĩa quan trọng để xử trí sớm, giảm t.ử v.ong. Các địa phương cần thiết lập nhóm điều phối, nắm tình hình dịch, giường bệnh, nhân lực, vật tư y tế… để khắc phục tình trạng thiếu hụt, quá tải cục bộ ở từng cơ sở y tế; bảo vệ an toàn tuyệt đối cho nhân viên y tế làm nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu ca bệnh.
Lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, Bình Dương, An Giang… nhận định, tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn chủ yếu tập trung ở nhóm người trên 50 t.uổi, có bệnh lý nền (tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận, ung thư, tim mạch…) hoặc chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.
Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện; công tác phát hiện sớm và quản lý ca bệnh ngoài cộng đồng còn nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, chưa theo sát từng ca bệnh, phân nhóm nguy cơ hiệu quả, bảo đảm tiếp cận oxy y tế…
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương rà soát, đ.ánh giá lại tất cả các khâu điều trị bệnh nhân COVID-19 như phân loại, năng lực hồi sức tích cực, oxy y tế, quản lý ca bệnh tại nhà… Ảnh: VGP/Đình Nam
Trao đổi thẳng thắn về những hạn chế, bất cập trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị đ.ánh giá lại tất cả các khâu, trong đó các cơ sở thực hiện ngay phân loại bệnh nhân; quản lý điều trị F0 tại nhà chắc chắn; tăng cường nhân lực điều trị COVID-19; rà soát năng lực hồi sức tích cực, bảo đảm hệ thống oxy y tế; theo dõi, giám sát, chăm sóc các bệnh nhân…
Cần chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở, trung tâm điều trị đủ lớn, nhiều tầng trong tình huống ca COVID-19 tăng
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương bảo đảm đầy đủ trang thiết bị bảo hộ an toàn, chế độ, chính sách cho đội ngũ nhân viên y tế, nhất là khi dịch bệnh còn kéo dài, nhiều người đã làm việc không ngừng tại các cơ sở điều trị ròng rã hàng tháng liền.
Trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, bên cạnh thuốc điều trị, cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng, động viên, chăm sóc về tinh thần.
Bộ Y tế khẩn trương phân bổ thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng virus cho các địa phương; hoàn thiện quy trình điều trị tại nhà, trong đó có cơ chế giám sát y tế đến từng bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc kháng đông, kháng viêm.
Các đại biểu dự cuộc họp tại điểm cầu Chính phủ chiều ngày 1/12. Ảnh: VGP/Đình Nam
“Dứt khoát không để bệnh nhân ở nhà mà không được thăm khám từ xa. Phải kết hợp với chăm sóc trên thực địa”- Phó Thủ tướng yêu cầu. Bên cạnh đó, các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở, trung tâm điều trị đủ lớn, nhiều tầng trong tình huống ca bệnh tăng lên để khắc phục bất cập trong chuyển tuyến giữa các bệnh viện khác nhau.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương khẩn trương tổ chức tiêm vét vaccine cho đối tượng người già, người có bệnh nền.
Bộ Y tế lên kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 3; khẩn trương tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tổ chức y tế quốc tế về khoảng thời gian tiêm giữa mũi 2 và mũi 3.
Trường hợp nào sẽ được tiêm liều thứ 3 vaccine Covid-19?
Ngày 1/12, Bộ Y tế có văn bản về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại, trong đó quy định cụ thể các đối tượng được tiêm liều bổ sung, tiêm nhắc lại, khoảng cách và số liều.
Theo đó, thực hiện chiến lược tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, công tác tiêm chủng đã được triển khai tại Việt Nam từ tháng 3/2021 cho các đối tượng ưu tiên và mở rộng ra cho các đối tượng khác.
Đến nay, Bộ Y tế đã tiếp nhận và tổ chức tiêm chủng hơn 120 triệu liều cho người trên 18 t.uổi, trong đó đã có hơn 94% người được tiêm ít nhất một liều vaccine và gần 68% người tiêm đủ 2 liều. Một số tỉnh, thành phố đã tiêm đủ 2 mũi cho khoảng 80- 90% số người trên 18 t.uổi trên địa bàn. Việc tiêm đủ liều cơ bản là rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 nên cần được ưu tiên tối đa.
Ảnh: H.L.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho các đối tượng từ 18 t.uổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 t.uổi trở lên.
Ngoài ra, để tăng cường miễn dịch phòng Covid-19 sẽ tiêm liều bổ sung cho các đối tượng sau:
– Người từ 18 t.uổi trở lên, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 t.uổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm một hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine).
– Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV.
– Người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…
Loại vaccine: Tiêm cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.
Về khoảng cách: Tiêm một mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vaccine.
Tiêm liều nhắc lại vaccine phòng Covid-19 cho các đối tượng:
– Người từ 18 t.uổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền.
– Người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế.
– Người từ 50 t.uổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.
Loại vaccine: Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vaccine thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA.
Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine AstraZeneca.
Khoảng cách: Tiêm một mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
Vaccine sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vaccine đã được Bộ Y tế phê duyệt. Liều lượng vaccine để tiêm bổ sung và nhắc lại theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.
Sở Y tế có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Cục Y tế, Bộ Công an và Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tham mưu Lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định đối tượng tiêm phù hợp và xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai.