Chiều 26/11: Đã tiêm hơn 116,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 36 tỉnh, thành phố sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị F0

Tính đến 13h ngày 26/11, cả nước đã tiêm được hơn 116,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19; 36 tỉnh, thành phố sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị F0 có kiểm soát; Bến Tre thêm hơn 300 ca mắc COVID-19;

Gần 92% người trên 18 t.uổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19

Tính đến 13h ngày 26/11, cập nhật thông tin trên cổng tiêm chủng COVID-19 cả nước đã tiêm được 116,430,866 liều vaccine phòng COVID-19 trong ngày 25/11, đã tiêm được hơn 1,7 triệu liều.

Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1 và trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.

Bộ Y tế cho biết, trong tuần (từ 17/11-24/11), cả nước đã triển khai tiêm được 11 triệu liều vaccine (tăng 3 triệu liều so với tuần trước đó). Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 112.069.009 liều, trong đó có 66.209.023 liều mũi 1 và 45.859.986 liều mũi 2.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 91,8% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vaccine là 63,6% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 85,1% và 56,4%; miền Trung là 89,8% và 48,2%; Tây Nguyên là 88,5% và 35,0%; miền Nam là 97,9% và 77,6%.

chieu 2611 da tiem hon 1164 trieu lieu vaccine phong covid 19 36 tinh thanh pho su dung thuoc molnupiravir dieu tri f0 50e 6176947

Gần 92% người trên 18 t.uổi ở nước ta đã tiêm vaccine phòng COVID-19

Có 51 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho trên 80% dân số từ 18 t.uổi trở lên, trong đó có 23 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95% Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.

12/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine dưới 80% dân số từ 18 t.uổi trở lên, trong đó 05 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Sơn La (63,3%), Nghệ An (64,8%), Thanh Hóa (62,2%), Cao Bằng (72,4%) và Yên Bái (73,2%). Bộ Y tế đã phân bổ vaccine cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng.

Hiện đã có 39/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 21 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 70%. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90% là Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đồng Nai và Long An.

36 tỉnh, thành phố đã sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị F0

Cục Khoa học- Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết đến nay số tỉnh thành điều trị có kiểm soát bằng thuốc kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ và không triệu chứng tại nhà là 36 địa phương (đầu tháng 11 là 22 tỉnh thành).

Đến nay, Bộ Y tế đã cung cấp miễn phí gần 250.000 liều thuốc này cho người bệnh sử dụng.
Bộ Y tế mới đây cũng công bố các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lê bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT 30 từ 72,1% đến 99,1%;

Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT 30 gần 100%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến t.ử v.ong.

Các kết quả rất khả quan của chương trình đã đóng góp hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch của TP HCM và các địa phương có dịch.

Sau khi có kết quả thử nghiệm bước đầu, Bộ Y tế tiến hành các bước để tiến tới cấp phép lưu hành cho các công ty có thể nhập khẩu, sản xuất thuốc này, đặc biệt là vừa qua Anh đã cấp phép lưu hành cho Molnupiravir.

Đây là điều kiện thuận lợi để tới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh một số điểm trong điều 56 Luật dược hiện hành, giảm bớt các thủ tục để Bộ Y tế cấp phép lưu hành Molnupiravir và một số thuốc điều trị COVID-19 nhanh hơn.

Quảng Ngãi thêm 50 ca mắc COVID-19

Sáng 26/11, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, tiếp tục ghi nhận thêm 50 ca COVID-19, trong đó có 7 ca cộng đồng. Cả 7 ca bệnh cộng đồng này đều tự đi lấy mẫu sàng lọc COVID-19 ở các cơ sở y tế và được phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2.

Các khu phong tỏa phát hiện thêm 9 ca COVID-19, gồm 5 ca ở thôn Phú Lễ 1, xã Bình Trung (Bình Sơn), 1 ca ở xã Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa) và 3 ca ở thôn Quy Thiện, xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ). Các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh có 25 ca bệnh đều là F1 của các F0 đã được ghi nhận trước đó.

Chùm ca bệnh ở Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh ghi nhận thêm 2 ca là nhân viên y tế. Sáng cùng ngày, Sở Y tế thông tin về 6 ca bệnh về từ các tỉnh, thành phố phía nam và 1 ca là lái xe ngoại tỉnh được phát hiện mắc COVID19 tại chốt đèo Bình Đê.

Từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 2.551 ca COVID-19.

Bến Tre: Thêm 386 ca mắc COVID-19

Từ 18 giờ ngày 25/11 đến 11 giờ ngày 26/11, tỉnh Bến Tre có 203 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 6.285 ca. Trong đó, có 3.011 ca ra viện, 60 ca t.ử v.ong.

Trong số ca mắc, có 194 ca ghi nhận trong tỉnh (354 ca tại cộng đồng, 14 ca khu cách ly), ngoài tỉnh 18 ca tại cộng đồng.

Hiện tỉnh Bến Tre lập mới 4 chốt phong tỏa (Chợ Lách); giải tán 5 chốt phong tỏa (TP. Bến Tre 3, Giồng Trôm 1, Chợ Lách 1). Lập mới 4 khu cách ly tập trung, cơ sở điều trị (Giồng Trôm 2, Mỏ Cày Nam 1, TP. Bến Tre 1).

Có 182 tổ tuyên truyền, tuần tra phòng chống dịch đang hoạt động. Lực lượng tuần tra, kiểm tra 206 cuộc, nhắc nhở 96 lượt người dân, 46 cơ sở kinh doanh.

7 tác dụng phụ của vaccine COVID-19 bạn có thể phải đối mặt và các cách khắc phục chúng

Đau cánh tay và các triệu chứng giống như cúm chỉ là một số phản ứng khi tiêm vaccine chủng ngừa COVID-19 nhưng có thể khác nhau ở mỗi người.

Tác dụng phụ của vaccine là bình thường

Bác sĩ Katherine L. Baumgarten, Giám đốc y tế về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Ochsner Health, New Orleans, cho biết tác dụng phụ không phải là bất ngờ, không chỉ với vaccine COVID-19 mà với tất cả các loại vaccine.

Trên thực tế, nhiều tác dụng phụ phổ biến nhất của vaccine COVID-19 cũng giống như chúng ta thấy khi chủng ngừa các bệnh khác. Đó là bởi vì chúng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang làm những gì nó phải làm, đó là phát triển khả năng chiến đấu chống lại virus thực sự.

Tuy nhiên, rất nhiều người không có tác dụng phụ nào cả. Điều đó không có nghĩa là vaccine không hoạt động, chỉ là nó phản ứng khác nhau ở mỗi người.

7 tac dung phu cua vaccine covid 19 ban co the phai doi mat va cac cach khac phuc chung 362 5971725

Những tác dụng phụ phổ biến của vaccine COVID-19

Đau cánh tay

Cho đến nay, tác dụng phụ phổ biến nhất và ít đáng lo ngại nhất của bất kỳ loại vaccine nào là đau cánh tay, đặc biệt là nơi kim tiêm đ.âm vào. Bạn cũng bị đỏ và sưng một chút.

Cách khắc phục: Cách tốt nhất để đối phó với cánh tay bị đau là đắp một thứ gì đó lạnh, chẳng hạn như khăn ướt hoặc túi đá, lên vùng tiêm. Điều đó có thể giúp giảm đau cánh tay cũng như có thể di chuyển nó xung quanh. Hơn nữa, khi tiêm vaccine, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn muốn tiêm vào cánh tay nào. Bạn có thể chọn bên không thuận của mình để cơn đau nhức không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Sốt

Sốt cũng là một tác dụng phụ thường gặp sau khi chủng ngừa COVID-19. Tuy nhiên, tác dụng này cũng sẽ biến mất sau một hoặc hai ngày.

Cách khắc phục: Sau khi tiêm, bạn có thể uống thuốc giảm đau nếu tác dụng làm suy nhược hoặc khó dung nạp. Nếu bạn bị sốt, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Mệt mỏi

Mệt mỏi không phải là hiếm sau khi chủng ngừa. Các tác dụng phụ toàn thân khác như đau đầu và đau cơ được thấy nhiều hơn ở phụ nữ và ở những người từ 55 t.uổi trở xuống.

Cách khắc phục: Hãy thư giãn, nghỉ ngơi khi bạn cần, có giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc.

Đau đầu

Một số người nhầm lẫn các tác dụng phụ của vaccine như đau đầu với các triệu chứng của bệnh COVID-19 thực tế. Đây là một lầm tưởng bởi không có cách nào mà một người có thể bị lây nhiễm COVID-19 từ vaccine.

Cách khắc phục: Hãy uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào bạn thường dùng hoặc loại thuốc mà bác sĩ của bạn khuyến nghị. Thông thường đó là NSAID (thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen) hoặc acetaminophen. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến nghị không dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen trước khi tiêm, đề phòng chúng cản trở vaccine.

Buồn nôn

Khoảng 3.5% người phàn nàn về cảm giác buồn nôn sau khi tiêm vaccine COVID-19, thậm chí một số người còn bị nôn mửa. Đây là lúc để cung cấp đủ nước cho cơ thể và tìm kiếm bất kỳ giải pháp nào có tác dụng trị buồn nôn trước đây.

Cách khắc phục: Hãy thử nhấm nháp một ly nước gừng hoặc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để điều trị chứng đầy bụng, chẳng hạn như Pepto Bismol.

Đau cơ

Một vài người cũng báo cáo đau nhức cơ thể và đau cơ sau khi chủng ngừa.

Cách khắc phục: Nếu cơn đau quá nhiều, hãy tìm đến cùng một loại thuốc giảm đau mà bạn có thể sử dụng để trị đau đầu, cụ thể là NSAID hoặc acetaminophen. Ngoài ra bạn có thể ăn nghệ để giảm tác dụng phụ này. Được biết, nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp thư giãn các cơ bị đau và chữa lành vết thương.

Sưng hạch bạch huyết

Không giống như các tác dụng phụ khác của vaccine thường chỉ kéo dài một hoặc hai ngày, các hạch bạch huyết bị sưng mất nhiều thời gian hơn một chút để giải quyết so với các tác dụng phụ thông thường khác.

Trên thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên trì hoãn việc chụp quang tuyến vú từ 4 – 6 tuần sau khi tiêm vaccine COVID-19 vì các hạch bạch huyết sưng lên ở nách có thể dẫn đến dương tính giả trên phim chụp quang tuyến vú.

Cách khắc phục: Nếu các hạch bị mềm và đau, hãy thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn và nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *