Không chỉ thực phẩm chứa nhiều cholesterol mới gây mỡ m.áu cao mà có những thực phẩm không liên quan gì đến mỡ có thể làm tăng mức mỡ m.áu còn cao hơn.
Thịt vịt và thịt ngỗng đều chứa hàm lượng cholesterol cao hơn thịt gà. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sau đây là những thực phẩm đáng ngạc nhiên mà các chuyên gia cho rằng là thủ phạm thực sự gây ra mức cholesterol cao trong m.áu.
Tôm
Trong các loại hải sản, tôm là ngoại lệ gây mỡ m.áu cao. Chỉ một khẩu phần tôm hấp hoặc nướng chứa khoảng 190 miligam cholesterol. Trong khi Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị hạn chế cholesterol ở mức 200 – 300 miligam mỗi ngày, theo WebMD.
Nội tạng
Nội tạng như gan, thận và lá lách có hàm lượng cholesterol cao hơn thịt. Chỉ nên tiêu thụ một phần 85 gram mỗi tháng một lần.
Thịt vịt
Thịt vịt và thịt ngỗng đều chứa hàm lượng cholesterol cao hơn thịt gà. Một chén thịt vịt hoặc ngỗng nấu chín không da chứa khoảng 128 miligam cholesterol. Trong khi 1 chén thịt gà chỉ chứa 113 miligam cholesterol, theo WebMD.
Các sản phẩm sữa nguyên béo
Sữa nguyên béo chứa nhiều cholesterol. Hãy chọn các loại đã tách béo hoặc ít béo, chứa ít cholesterol.
Nước ngọt
Hóa ra kẻ thù số một của mức mỡ m.áu là đường, thậm chí còn tác hại hơn cả chất béo bão hòa trong việc làm tăng cholesterol. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu đã phát hiện hóa ra kẻ thù số một của mức mỡ m.áu là đường. Nó thậm chí còn tác hại hơn cả chất béo bão hòa trong việc làm tăng cholesterol và nguy cơ bệnh tim tổng thể.
Chế độ ăn uống nhiều đường và đồ uống có đường làm tăng mức cholesterol xấu và tăng mức chất béo trung tính, đồng thời làm giảm mức cholesterol tốt.
Bánh mì, cơm và mì sợi
Khi ăn các loại carbohydrate đơn đã loại bỏ chất xơ, cơ thể sẽ p.hân h.ủy giống như đường, dẫn đến tăng mức cholesterol xấu. Ăn quá nhiều carbs tinh chế như gạo, mì sợi và bánh mì có thể có tác hại tương tự như uống nước ngọt, theo The Healthy.
Một số ngũ cốc ăn sáng
Nghiên cứu cho thấy những người có mức đường huyết khỏe mạnh, chỉ cần ăn một bát ngũ cốc với sữa, lập tức mức đường huyết tăng đến mức t.iền tiểu đường và tiểu đường. Nghiên cứu cũng cho thấy, ăn quá nhiều đường và tinh bột theo thời gian cũng có thể làm tăng huyết áp, tăng mức chất béo trung tính và mức cholesterol xấu.
Tốt nhất nên chọn bột yến mạch thô không đường nhiều chất xơ.
Thức ăn nhanh
Nghiên cứu năm cũng cho thấy ăn thức ăn nhanh hơn 1 lần một tuần có mức cholesterol xấu và cholesterol toàn phần tăng cao. Về lâu dài, điều này có thể làm tăng 10% nguy cơ mắc bệnh mạch vành, theo The Healthy.
Người bị tiểu đường nên tránh và nên ăn những loại thịt nào ?
Thịt cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Nhưng với người mắc bệnh tiểu đường, không phải loại thịt nào cũng tốt.
Một số loại thịt họ cần phải hạn chế ăn.
Với người mắc tiểu đường loại 2, họ cần phải tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những chất béo không có lợi này sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong m.áu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo Medical News Today.
Người mắc tiểu đường loại 2 nên ưu tiên ăn các loại thịt nạc, tránh các loại thịt có nhiều mỡ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong các loại thịt thì thịt ít cholesterol nhất chính là thịt nạc. Thịt nạc là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân vì thịt nạc ít mỡ.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn các loại thịt nạc và thịt ít mỡ. Thịt nạc là loại thịt có hàm lượng cholesterol rất thấp, chẳng hạn như ức gà, đùi gà, thăn bò, thăn heo.
Trong khi đó, với thịt ít mỡ, những người mắc tiểu đường loại 2 vẫn có thể ăn nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Loại thịt ít mỡ này là thịt bò xay, sườn heo, cốt lết, thịt cừu, bê thui, cánh gà và những bộ phận khác của gà nhưng phải bỏ da, một số nội tạng động vật như gan, tim và cật.
Những loại thịt mà người tiểu đường loại 2 cần tránh là thịt có hàm lượng chất béo và calo cao. Cụ thể, đó là những loại thịt có từ 30 gram chất béo và 350 calo trong 100 gram thịt trở lên. Đây là những loại thịt có nhiều mỡ như ba rọi, thịt xay.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường loại 2 cũng cần tránh các loại thịt chế biến như thịt nguội, thịt xông khối, thịt hộp, xúc xích, thịt gà hay vịt có da, gà rán, thịt chiên.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Người bệnh có thể thay thế một phần thịt trong khẩu phần ăn bằng cá, đặc biệt là các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi.
Một số nghiên cứu cho thấy các loại cá giàu axit béo omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị mọi người nên ăn cá ít nhất 2 bữa trong tuần.
Ngoài ra, một chế độ ăn nhiều thực vật cũng rất có ích cho người tiểu đường. Các chuyên gia khuyến cáo họ hãy ưu tiên ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu hay sản phẩm làm từ đậu như sữa đậu nành, đậu hủ, theo Medical News Today.