Các bác sĩ cho biết khá bất ngờ khi tiếp nhận trường hợp này bởi nhồi m.áu cơ tim là căn bệnh phổ biến ở người trên 60 t.uổi.
Thông tin do Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cung cấp chiều 28/4. Bệnh nhân là anh H.M.N., 35 t.uổi, ngụ tại TP.HCM).
Anh N. nhập viện trong tình trạng đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi. Sau khi thực hiện điện tâm đồ và men tim, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp. Một nhánh động mạch tưới m.áu cho tim đã bị tắc.
Bệnh nhân được đặt stent động mạch vành nhằm nhanh chóng tái tưới m.áu cho vùng cơ tim bị tổn thương. Nhờ được can thiệp kịp thời, sức khỏe người bệnh hồi phục tốt, tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Anh N. không có t.iền sử bệnh tim mạch nhưng đang theo dõi điều trị đái tháo đường type II. Khoảng 3 tháng trở lại đây, anh thường xuyên căng thẳng trong công việc, ít tập thể dục, ăn uống thất thường. Thỉnh thoảng, bệnh nhân có cảm giác đau nặng ngực, khó thở nhưng chủ quan không đi khám.
Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hoàng Vũ, Trưởng khoa Can thiệp tim mạch khám và tư vấn cho bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim. Ảnh: Nam Phương.
Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hoàng Vũ, Trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết nhồi m.áu cơ tim là một cấp cứu khẩn trong y khoa. Đây là tình trạng tắc nghẽn đột ngột động mạch nuôi tim (hay động mạch vành) gây tổn thương tế bào cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp, thậm chí dẫn đến đột tử.
Nhồi m.áu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm. Nếu không cấp cứu kịp thời, khả năng t.ử v.ong của bệnh nhân có tới 50%.
“Điều đáng lo ngại là nhồi m.áu cơ tim đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Bên cạnh đó, nhiều người chưa nhận biết các dấu hiệu của nhồi m.áu cơ tim, bỏ lỡ ‘thời gian vàng’ trong điều trị, tăng nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được cấp cứu kịp thời”, bác sĩ Vũ nhận định.
Theo chuyên gia này, nhồi m.áu cơ tim đa phần do xơ vữa động mạch nuôi tim. Một số nguyên nhân khác có thể là co thắt động mạch vành, chấn thương tim, bệnh cơ tim do stress.
Các yếu tố nguy cơ của nhồi m.áu cơ tim gồm hút t.huốc l.á, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ m.áu, t.iền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch. Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim như nam giới, người cao t.uổi, thừa cân, béo phì, lối sống ít vận động…
“Càng có đồng thời nhiều yếu tố kể trên thì khả năng bị nhồi m.áu cơ tim càng cao. Ở người trẻ, lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, áp lực công việc, chủ quan trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ cũng làm gia tăng tình trạng nhồi m.áu cơ tim”, bác sĩ Vũ nhấn mạnh.
Người bị nhồi m.áu cơ tim cần được tái lưu thông mạch m.áu nuôi tim càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tế bào cơ tim bị tổn thương và hoại tử. Thời gian gian vàng là 48 giờ đầu tiên, nhất là 12 giờ đầu. Khi có dấu hiệu nhồi m.áu cơ tim như mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực… người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa nhồi m.áu cơ tim cấp
Nhồi m.áu cơ tim cấp là một siêu cấp cứu nên người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời. Sau khi được cấp cứu thành công, người bệnh tiếp tục được theo dõi, dùng thuốc cùng với chế độ ăn uống, luyện tập vừa sức.
Dấu hiệu nhận biết nhồi m.áu cơ tim cấp
Khi bị nhồi m.áu cơ tim cấp, người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng như cơn đau thắt ngực điển hình với triệu chứng đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng nitroglycerin.
Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau (hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, tiểu đường hoặc tăng huyết áp).
Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn, tái nhợt da, lạnh đầu chi… phản ánh tình trạng tụt áp hay trụy tim mạch.
Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả (ảnh minh họa)
Tập luyện và phòng ngừa tái phát
Để phòng ngừa tái phát nhồi m.áu cơ tim, người bệnh sau khi ra viện cần thực hiện một số biện pháp sau:
Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm hải sản từ cá, tôm, sò biển… Tăng sử dụng rau xanh, các chất xơ, hoa quả tươi. Có thể ăn các loại cháo loãng và cháo hầm; Đồ ăn nhẹ tương tự như các sản phẩm từ sữa chua, các món canh (súp) dễ ăn và nước rau củ nghiền, luộc hấp. Kiêng các món ăn chiên, rán và mỡ.
Tăng cường hoạt động thể lực phù hợp: Dựa vào ý kiến của thầy thuốc khi làm nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức và bản thân người bệnh cũng tự “lắng nghe cơ thể mình” tự tập ở mức độ nào mà cơ thể thấy dễ chịu, như đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp hoặc 1 bài thể dục tự chọn. Mỗi ngày 30- 60 phút.
Tùy từng thể bệnh nặng hay nhẹ. Dựa vào ý kiến của thầy thuốc khi làm nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức, bản thân người bệnh cũng tự “lắng nghe cơ thể mình” tự tập ở mức độ nào mà cơ thể thấy dễ chịu và sau tập khoảng 5-10 phút huyết áp và mạch trở lại như trước khi tập là đạt yêu cầu.
Thay đổi lối sống: Sống điều độ, điều độ về thời gian ăn, thời gian ngủ, thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Theo dõi cân nặng, ngừa thừa cân, béo phì, bỏ hút t.huốc l.á, đồng thời phải kiểm soát huyết áp dưới 140/90mmHg (dưới 130/80mmHg ở bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính) bằng thuốc và thay đổi lối sống. Bổ sung bằng nếp sống năng động thường ngày như chăm sóc cây, làm việc nhà, sử dụng cầu thang bộ, đi xe đạp xen kẽ vào thời gian làm việc… từng bước nâng dần mức độ luyện tập để trở lại hoạt động với công việc đời thường.
Việc có ngăn ngừa được nhồi m.áu cơ tim tái phát hay không phụ thuộc cơ bản ở nghị lực và hiểu biết của bản thân người bệnh. Tuân thủ điều trị và khám lại định kỳ để đạt hiệu quả điều trị tốt. Khi có các triệu chứng tái phát, bệnh nhân ngậm 1 viên nitroglycerin dưới lưỡi và gọi xe cấp cứu đến bệnh viện ngay.